KHÁI NIỆM DINH DƯỠNG

14 Tháng Bảy 20166:45 CH(Xem: 25507)

KHÁI  NIỆM  DINH  DƯỠNG

    -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D.

   -Tiến Sĩ Dưỡng Sinh Hoa Kỳ,

   Soạn Giả Sách  " SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC,

                                Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại "

  (xuất bản 02/2009, & tái bản 08/2010)

 

 1-Dinh  Dưỡng  Là  Gì ?

     Theo Hán Việt tự điển, Dinh Dưỡng là lấy những chất bổ trong đồ ăn để nuôi dưỡng thân thể. Người Mỹ gọi là “Nutrition”. Việc ăn uống (ẩm thực) là một trong những nhu cầu sinh lý thiết yếu,cho đời sống con người.Trong đó, đồ ăn (thực phẩm) đóng một vai trò căn bản, trong việc cung cấp nguồn năng lượng sống cho cơ thể. Đồ ăn (thực phẩm) được cấu tạo bởi các chất bổ dưỡng (Nutrients), bao gồm những thành phần hóa học, để nuôi sống cơ thể. Trong việc nuôi dưỡng cơ thể, nhằm hữu dụng hóa, đồ ăn (thực phẩm) phải được trải qua hai tiến trình như:

     1.1-Cung Cấp (do nhu cầu ăn uống), và

     1.2-Biến Năng (do các phản ứng hóa học bên trong cơ thể, giúp cho các chất hóa học trong thực phẩm được biến thành nguồn chất bổ, có năng lượng nuôi dưỡng cơ thể).  Do đó, hai tiến trình cung cấp và biến năng đồ ăn còn được gọi là Dinh Dưỡng (Nutrition).

2-ẨM THỰC QUA CÁC THỜI ĐẠI:

     Theo các nhà khảo cổ, tùy theo trình độ tiến hóa thời đại, việc ăn uống (ẩm thực) của con người được trải qua nhiều biến đổi với thời gian.  Vào thời tiền sử, con người còn sống rời rạc, trong cảnh thiên nhiên. Hàng ngày, hầu hết thời gian, và sức lao động đều được tập trung vào việc ăn uống (ẩm thực), qua việc tìm kiếm nguồn lợi về thực phẩm như: săn bắn các thú rừng, lặn lội mò bắt các sinh vật dưới nước (thực phẩm được khoảng 35%), và nhặt hái thực vật, các loại hoa quả, rau cỏ (thực phẩm được 65%). Dần dần, con người biết sống tập thể, định cư thành bộ lạc. Từ đó, con người biết cách trồng trọt, canh tác và chăn nuôi, để gia tăng và bảo tồn thực phẩm.  Đời sống tinh thần tiến bộ, con người có ý thức giá trị, thực phẩm được dùng làm tiêu chuẩn, cho việc trao đổi và cư xử với nhau, trong đời sống tập đoàn bộ lạc.

     Vào thời hiện đại, trên bình diện thế giới, hai tổ chức của Liên Hiệp Quốc như: Food and Agricultural Organization (F.A.O) và World Health Organization (W.H.O), với trách nhiệm phát triển dinh dưỡng, và hướng dẫn y tế thế giới, đã đóng một vai trò quan trọng, trong việc sản xuất, phân phối thực phẩm, cho các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, tổ chức United National Children's Emergency Fund (U.N.E.F) có nhiệm vụ dùng những thực phẩm thặng dư của các nước tiền tiến, để phân phối lại cho các trẻ em nghèo đói, tại các nước chậm tiến.  Cũng như, tổ chức United Naltions Educational Scientific and Cultural Organization (U.N.E.S.C.O) ngoài các nhiệm vụ giáo dục, khoa học, và văn hóa, còn có một ủy ban đảm nhiệm về phát triển dinh dưỡng trên thế giới.

     Tất cả những tổ chức dinh dưỡng thế giới nêu trên đều có mục đích phân phối thực phẩm, và hướng dẫn cách thức sử dụng thực phẩm, trong tinh thần bảo vệ sức khỏe nhân loại.  Nói một cách khác, đây là những hoạt động nhân đạo, thực tế, giúp xoa dịu phần nào, cảnh nghèo đói, bệnh tật của con người trên thế giới, nhất là các nước nghèo đói chậm tiến.                                                                                                       

3-THỰC PHẨM LÀ THUỐC PHÒNG BỆNH:

     Thuở xưa, với những kinh nghiệm hiểu biết về đặc tính của thực phẩm, con người đã khám phá được giá trị phòng bệnh và trị bệnh của thực phẩm, đối với cơ thể. Theo “Hoàng Đế Nội Kinh”, cổ y Trung Hoa, năm 2697 trước Tây Lịch, vua Hoàng Đế đã biết dạy dân áp dụng những đặc tính thực phẩm, để nâng cao sức khỏe. Theo các sử sách y học tây phương, trong những tài liệu cổ y được lưu truyền của Hippocrates (460 - 357 trước Tây lịch), Sáng tổ nền y học cổ truyền tây phương, đã nêu cao vai trò quan trọng của yếu tố thiên nhiên, và đặc tính thực phẩm, trong việc phòng bệnh và trị bệnh cho con người.

     Mãi đến thời kỳ phát triển kỹ nghệ Âu châu, những kỹ thuật tân tiến về canh tác, và chăn nuôi đã đóng góp lớn lao, vào mức gia tăng năng suất thực phẩm. Các nước văn minh tiền tiến có được nguồn thực phẩm dồi dào.  Cho nên, tại Âu châu, Úc châu, Hoa kỳ, hàng năm, đa số người dân đạt được mức lợi tức cao, và được nuôi dưỡng đầy đủ. Với tiêu chuẩn dinh dưỡng cao, chính phủ có những chương trình trợ cấp thực phẩm, giúp cho những gia đình nghèo có lợi tức thấp, các trẻ em học sinh nghèo có những khẩu phần trong ngày tại các trường học. Ngoài ra, có những người lạm dụng thực phẩm, ăn uống quá độ, đã tạo nên tình trạng dư thừa chất bổ dưỡng, trong cơ thể của họ, để  sinh ra các bệnh chứng như: Phì Mập (có quá nhiều chất mỡ), Ung Thư, Đau Tim, Áp Huyết Cao, Xơ Cứng Động Mạch, Tiễu Đường, Đau Bao Tử, Ruột,... Theo các tài liệu nghiên cứu, các bệnh do thừa chất dinh dưỡng đã chiếm một tỷ lệ chết người cao nhất, hàng năm tại các nước tiền tiến tây phương.

    Trái lại, tại Á châu, Phi châu, phần lớn các nước nghèo đói chậm tiến, hầu hết, người dân có lợi tức rất thấp (so với người Tây phương), đời sống của họ rất nghèo đói, thiếu thốn mọi mặt, nguồn cung cấp thực phẩm khan hiếm. Đa số người dân được nuôi dưỡng, trong điều kiện thiếu chất dinh dưỡng, sức khỏe của họ suy yếu, và thường sinh ra nhiều bệnh tật như: Cơ thể bị suy nhược, thiếu sinh tố sinh ra những bệnh Percicious Anemia, thiếu khoáng chất như Calcium sinh ra bệnh xốp (mềm) xương (Osteoporosis), thiếu chất Iodine sinh ra bệnh Bứu cỗ (Goiter), thiếu chất Đạm sinh ra bệnh Marasnius. Sức đề kháng cơ thể yếu kém rất dễ cho các loại vi trùng Lao Pneumococcus, và Salmonelle xâm nhập cơ thể.

     Những bệnh sinh ra bởi việc ăn uống, vì thiếu hoặc thừa chất bổ dưỡng, đều có ảnh hưởng lớn mạnh đến tính chất di truyền cho các thế hệ con cháu về sau.  Do đó, hầu hết các nước tiền tiến, trên thế giới, đều có những tổ chức dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe dân chúng.  Những tổ chức nầy có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, giáo dục về dinh dưỡng, và ấn định tiêu chuẩn dinh dưỡng, để giúp người dân bản xứ hiểu biết tỷ lệ chất dinh dưỡng cần thiết, trong việc ăn uống hàng ngày như các chất sau đây:

     3.1-Chất Đường (Carbohydrate) và Chất Béo (Fat) rất cần thiết tạo ra năng lượng, giúp cho cơ thể có sức chịu đựng để làm việc hàng ngày.

     3.2-Sinh Tố (Vitamins) và Khoáng Chất (Minerals) có đủ trong phần ăn hàng ngày, để tạo nên sự biến năng (Metabolism) hữu hiệu trong cơ thể.

     3.3-Chất Đạm (Protein) cần thiết để tạo ra các tế bào mới, nhằm thay thế vào các tế bào chết hàng ngày ./. 

              -Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền,N.D.                      

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn