01-04-GIỚI THIỆU SÁCH: " SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại ". Có 4 Nhân Sĩ : 01-Dr.TRẦN VĂN TÍCH; 02-Học Giả THINH QUANG; 03-Tiến Sĩ PHAN CÔNG TÂM; 04-Giáo Sư Tiến Sĩ NGUYỄN THANH LIÊM; . . .

14 Tháng Bảy 20166:51 CH(Xem: 28875)
01-Bác Sĩ TRẦN VĂN TÍCH, M.D.
-Cựu Y Sĩ Trưởng  Bệnh Xá, Nha Hành Chánh & Nhân Viên Phủ Tổng Thống VNCH;
-Cựu Giảng Viên, Đại Học Y Khoa Huế và Minh Đức, Trước Tháng 04-1975
   Nhận Định & Giới Thiệu Tác Phẩm  
" SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại "  
-Của Tác Giả Dr. ÂU VĨNH HIỀN, N.D. /aKa: Giáo Sư Vũ Đ
ức.

   
 
     Sách Sống Khoẻ Hạnh Phúc, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại mang đầu đề khá dài vì nội dung sách bao quát, rộng lớn. Tác giả gởi đến người đọc những thông tin khoa học thuộc nhiều lĩnh vực phức tạp trong cuộc sống ngày nay.
     Chúng ta được chỉ dẫn về dưỡng sinh học như cách ăn uống hằng ngày, cách vận động cơ thể v.v.. Chúng ta được cung cấp tri thức về lối sống đúng đắn nhằm chống stress, nhằm phòng bệnh v.v.. Chúng ta còn được khuyên nhủ làm thế nào để chi phối, chế ngự sự sợ hãi, sự tức giận v.v.. Chúng ta cũng được trang bị kiến giải về thói quen ngôn ngữ, về quản lý tài chánh v.v..
     Nhưng sách còn đi xa hơn. Tiến sĩ Vũ Đức Âu Vĩnh Hiền từ chuyên khoa vệ sinh dinh dưỡng bước qua các phạm trù triết học đạo đức như quan niệm về hạnh phúc, thái độ sống thuận hoà với tha nhân và tập thể v.v..
     Tác giả còn “dấn thân“ vạch lối chỉ đường cho thanh niên nam nữ đi tìm đối tượng tâm lý và xây dựng cuộc sống lứa đôi hài hoà.
     Đọc Vũ Đức Âu Vĩnh Hiền, tôi thích thú vui mừng tìm được người tri kỷ. Tôi thấy trong sách của Anh những bằng chứng thuyết phục liên quan đến văn hoá, y học phương đông. Tôi thấy tất cả tính người và tình người qua đại dương thời gian và không gian bàng bạc trong toàn bộ tác phẩm, từ đầu đến cuối, từ đại thể đến chi tiết, từ nguyên lý đến ứng dụng, từ lý thuyết thuần túy đến thực tế cụ thể. Trong sách Sống Khoẻ Hạnh Phúc, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại tư duy qui củ dẫn đạo đầu óc tinh tế theo tâm thức và kiến thức đông phương, có lẽ nhiều khi một cách không hẳn là cố ý, chủ tâm.
     Xin nêu một chi tiết cụ thể nhỏ nhặt: trang 52 khuyên chúng ta nên có giấc ngủ ngắn từ 15 đến 30 phút vào mỗi trưa để dưỡng sức. Một lời khuyên không quá khó thực hiện, ngay cả trong cuộc sống xô bồ căng thẳng nơi các quốc gia kỹ nghệ. Nhất là nếu chúng ta biết rằng quan niệm về chiếc đồng hồ sinh lý của y khoa Tuệ Tĩnh-Lãn Ông qua góp nhặt kinh nghiệm hằng thiên kỷ đã chỉ rằng khí của tiểu trường vượng vào giờ mùi. Giờ mùi kế tiếp giờ ngọ, ai cũng biết; và ai cũng biết rằng đúng ngọ là giữa trưa. Như thế giờ mùi là khoảng từ 13 đến 15 giờ. Bữa ăn chính của rất nhiều sắc dân trên thế giới là bữa ăn trưa.
     Sau bữa ăn, cơ thể chuyển qua tiêu hoá mà quá trình tiêu hoá chủ yếu diễn ra ở dạ dày-ruột non, do đó, y học của cha ông chúng ta mới chủ trương giờ mùi là giờ khí tiểu trường vượng. Để tạo thuận lợi cho chức năng tiêu thực hấp thụ thực phẩm, một giấc ngủ ngắn hay nửa giờ tỉnh thần sau bữa ăn trưa là biện pháp dẫu rằng đơn giản nhưng lại có thể được xem là gần như tối ưu.
     Cũng tương tự như vậy, thải bỏ phế vật tiêu hoá qua đường ruột già lúc sáng sớm là hợp lẽ điều dưỡng nhiếp sinh vì khí của đại trường vượng vào giờ mão, tức khoảng từ 6 đến 8 giờ. Tiết điệu sinh sống ấy của chúng ta dẫu có thể thay đổi phần nào vì những điều kiện khác biệt, vô hình trung vẫn chỉ là bóng mờ của một tiết điệu rộng lớn chi phối cả cõi hoàn vũ. Nếu ăn uống vào những giờ giấc khác, nếu ruột non ruột già không được vận dụng vào những thời khắc thích nghi, nếu quả tim phải oằn mình gánh vác một công việc nặng nhọc vào lúc tâm khí suy giảm thì khó lòng tránh khỏi rối loạn xảy đến.
    Hai chương bàn về kiểm soát sợ hãi và kiểm soát tức giận từ trang 329 đến trang 343 là hai chương tâm đắc của bộ môn y khoa tâm-thể theo nhãn quan đông y. Tác giả nhận định rằng vào nhiều trường hợp, sự sợ hãi gây ra một kết quả không tốt, và là một tổn hại hoàn toàn. Tác giả cũng chủ trương rằng sự tức giận có thể gây ra bệnh nhức đầu, và làm xáo trộn việc tiêu hoá. Thật là tri kỷ với y học cổ truyền, vốn đề xướng rằng sự xáo trộn tình chí có liên quan đến cơ năng ngũ tạng. Không đi sâu vào chi tiết phức tạp về những học thuyết ngũ chí, thất tình, chúng ta chỉ cần biết rằng khi hoạt động của năm loại tình chí mất điều hoà, thường là thái quá, nhưng cũng có khi ức chế, thì sẽ dẫn đến bệnh lý cơ năng rối loạn khiến chân âm của tạng phủ khuy tổn, từ đó xuất hiện nhiều chứng trạng phức tạp mà giới lương y qui nạp thành khái niệm hội chứng ngũ chí hoá hoả. Sợ hãi quá mức háo thương thận khí, khiến tinh khí bị nén xuống không nâng lên được, do đó gây nên di tinh, hoạt tiết, đại tiểu tiện không tự chủ, mỏi mệt đau lưng, ù tai nặng tai v.v.. Nộ thương can nên tức giận – nhất là các bà giận chồng! – nếu xẩy ra thường xuyên sẽ gây chứng đầu thống vì cơn giận khiến khí vận chuyển trái nghịch, thăng phát quá độ, dẫn lên phần trên cơ thể, mà hệ thần kinh trung ương là bộ phận phản ứng nhanh nhạy nên migraine rất dễ xẩy ra…
     Đương nhiên các chương Khí Công Dưỡng Sinh, Hô Hấp Trong Khí Công, Mười Tám Vận Động Đả Thông Kinh Mạch là những chương mang nội dung hầu như thuần túy đông y. Y học khoa học càng ngày càng tiến bộ, đó là điều hiển nhiên. Nhưng song song với sự tiến bộ của tây y, dân chúng các nước kỹ nghệ càng ngày càng mang tâm lý mến chuộng đông y.
     Một trong những hình thức sử dụng đông y vào điều trị các sắc dân tây phương là kết hợp y học hiện đại phương tây với y học cổ truyền phương đông. Nhiều bệnh viện đông y hiện đang hoạt động có hiệu quả ở châu Âu, bên cạnh các bệnh viện tây y-đông y. Trong những cơ sở điều trị này, người bệnh – và cả y giới tây phương – bắt đầu chấp nhận hình thức chữa trị phối hợp khí công, án ma, châm khoa , thuật cứu, dinh dưỡng; khác với trước kia, hầu như giới bệnh nhân và giới thầy thuốc chỉ biết đến châm khoa như là liệu pháp duy nhất của đông y. Và nhiều người phương tây bây giờ rất sẵn sàng nghe theo lời khuyên bảo hằng ngày nên cố gắng dành ít thì giờ tập luyện khí công.     
     Đông y vẫn quan niệm y thực đồng nguyên, y khoa và dinh dưỡng vốn có chung nguồn. Truyền thống xem thức ăn cũng là những vị thuốc là một truyền thống bắt rễ rất sâu trong lòng văn hoá phương đông. Khi đau sắc thuốc uống thuốc cũng như khi khoẻ pha trà nhấp trà. Xương thú có thể hầm để nấu cháo thì cũng có thể cô để chế cao. Thành ra ngày thường chúng ta dùng thực vật, động vật làm thực phẩm thì khi ốm đau, chúng ta cũng lại dùng thực vật, động vật làm dược liệu.
     Qua đại dương thời gian và không gian, các kiến thức dinh dưỡng ẩm thực đương nhiên đã được kiểm tra, canh cải. Tuy nhiên chiều hướng chung có phần thiên về định lượng trong điều chỉnh rối loạn do ăn uống, chẳng hạn nếu gặp chứng cholesterin trong máu cao thì cần tránh thức ăn nhiều cholesterin, nếu bị bệnh tiểu đường thì phải theo một thực đơn ít sinh đường.
     Chỉ mới gần đây thôi, dinh dưỡng học mới chú tâm nghiên cứu khía cạnh định tính của chế độ ẩm thực, nhằm tìm hiểu tại sao cùng một thức ăn mà người bệnh mỗi người vận dụng và hấp thụ mỗi khác.
     Nói cách khác, dinh dưỡng học hiện đại đang phát hiện là cần lưu tâm đến những góc độ công năng và điều hợp của thực phẩm. Đâu đâu trong trọn chương Dinh Dưỡng Ẩm Thực người đọc cũng cảm nhận được tinh thần chỉ đạo này nhằm ứng dụng cụ thể vào thực đơn thực tế thường nhật.
     Cuối cùng, xin ghi nhận thêm một điểm son, thuộc phạm vi hình thức biên soạn : tác giả rất sẵn sàng ghi thêm từ ngữ tiếng Anh sau các từ tiếng Việt; điều này khiến việc gởi trao kiến giải khoa học rõ ràng và chính xác, khiến chuyện tiếp thu thông tin khoa học nhẹ nhàng và dễ dàng.
     Xin cám ơn soạn giả đã cho tôi cơ hội viết những dòng giới thiệu này, những dòng giới thiệu mà tôi viết với tấc lòng tri ân tri âm./.           
Bonn, Germany,  01-12-2008, Bác Sĩ  TRẦN VĂN TÍCH, M.D., 
----------------------------------------------------------------------------------
 
02-Học Giả THINH QUANG, Nhà Văn Hoá Thầm Lặng,
-Cựu Chủ Nhiệm & Chủ Bút, Trước 04-1975, 2 Tờ Báo:
*-Nhật Báo Dân Luận Sàigòn,  Và  **-Tuần Báo Trường Sơn Đà Nẵng.
Nhận Định & Giới Thiệu Tác Phẩm
" SỐNG KHOẺ HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại "
Của Tác Giả Dr. ÂU VĨNH HIỀN, N.D. / aKa: Giáo Sư Vũ Đức.

-Lời Nhà Xuất Bản : Học giả THINH QUANG,
Nhà Văn-Nhà Báo Lão Thành,

      Tên thật là Trần Dũ Khiêm, sinh ngày 26-10-1923 (nhằm ngày 17-9-
năm Quí Hợi, Âm Lịch), tại Thu Xà, Quảng Ngãi. Qua đời lúc 08 Sáng
Thứ Sáu, ngày 03-02-2017; hưởng thọ 95 tuổi, tại San Gabriel City,
Los Angeles County, Nam California, USA.
     Ông sống cùng quê với Các Văn-Thi-Sĩ Kỳ Cựu như : Cụ Bút Trà,
Hồng Tiêu, Nhà Thơ Bích Khê, các nhà văn, nhà báo Nguyễn Vỹ, và
Hồ Văn Đồng, . . .

      Thời niên thiếu, ông theo học các trường Nam Tiểu Học Quảng Ngãi, Mai Xưa. Đầu thập niên 1940, ông theo học các trường Trung Học Chấn Thanh Tourane, Pellerin Huế. Thi đậu bằng Brevet Elémentaire... Ông là Đường Đệ của nhà thơ Mộng Đài, chính Đường Huynh Mộng Đài là người đã dẫn dắt Thinh Quang vào đường văn học. Năm 15 tuổi đã có thơ xuất hiện trên trang thơ của nhật báo Đông Pháp 1938. –Đến 1943, ông cùng ký giả Tế Xuyên lèo lái nhật báo Dân Báo và tuần báo Thanh Niên Đông Pháp tại Sàigòn. Ngoài việc làm báo, ông còn viết đủ các bộ môn từ dịch thuật, trước tác, triết học đến cả bình luận, thi ca. Tài viết lách của ông ngang ngửa với Tử Vi Lang, Nguyễn Hiến Lê. -1944 viết bình luận thể thao cho nhật báo Tin Mới Hà Nội, và tuần báo Sports Jeunesses de l’Indochine, và còn là một Trọng Tài Thể Thao tên tuổi đương thời. -Các thập niên 1950 & 1960: cộng tác với các báo: Tin Điển, TiếngChuông, NgônLuận, TrắngĐen, DânNguyện, Khỏe, và TinSớm. -1968 -1969: Giáo Sư Việt Văn & Pháp Văn, tại Trung học Kim Thông Quảng Ngãi.

-Từ 1970-75: Chủ nhiệm-Chủ bút, cho cả hai tờ báo: tuần báo Trường Sơn Đà Nẵng, và nhật báo Dân Luận Sàigòn. –Tại hải ngoại, 1984-89: Chủ bút tạp chí Hồn Việt; -1988 Chủ bút nhật báo Trắng Đen; -1989 Chủ bút tạp chí New York Time của Joseph Tran; -1994 Chủ bút tạp chí Tri Thức; -Từ 1995-2000, Chủ bút nguyệt san Viễn Xứ; -Từ 2001, cộng tác với tạp chí Thằng Mõ Nam-Bắc California. Từ 1946-49: Sáng tác các vở kịch: Tiếng Chuông, Hối Hận, Đôi Đũa, Trên Đường Quan Lộ.  

-Các sách đã xuất bản : 07 biên khảo,  09 tiểu thuyết & 02 đang soạn.

*Về Biên Khảo: -Văn Hóa Đông Phương 1943; -Con Rắn Lửa Huyền
Diệu Trong Nền Triết Học Đông Phương1991; -Bí Mật Hy Mã Lạp
Sơn 1992; 
-HoaVàng Trong ThạchĐộng; -ViệtNam VănHóa SửCương;
-Bí Ẩn Của Cái Chết 2005; 
-Huyền Nhiệm Hy Mã Lạp Sơn Tân Biên. 

*Về Tiểu Thuyết: -Chú Mẽng Tiễu Truyện 1943;-Hỏa Thiêu Thiên
Đàng; 
-Khiết Linh;-Nắng ThônĐoài;-Mưa BênNày Nắng BênKia;
-Mối Tình 
Vương Giả;-Kiếp Hồng Nhan;-Những Loài Hoa Dại;
-Như HạtSương Mai. 
Đang Soạn: -TiếngHú HoàngHôn;-BãoRừng ./.

 

     Sách SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại” mà tôi được biết ngay từ thời kỳ còn thai nghén, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Đức Âu Vĩnh Hiền đã ôm ấp hoài bảo, tính đến nay trọn cả 20 năm trường (từ 1988). Hai mươi năm miệt mài tìm hiểu, tra cứu các tài liệu liên quan đến các vấn đề sức khỏe, hạnh phúc, một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của con người, nay đã thực sự thành hình.

     Thú thật, tôi không khỏi bàng hoàng, xúc động trước sự kiên trì, tính chung thủy, và lòng quả cảm của tác giả vượt qua được mọi thử thách gian nan trên mọi lĩnh vực gần cả 1/3 cuộc đời, không ngoài mục đích  để cống hiến cho đời một quan niệm sống lành mạnh, mà tôi nghĩ rằng chính đó là một triết thuyết dưỡng sinh được gói ghém trong sách “SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại”.  Việc này đã có không ít người suy nghĩ, thực hiện giới thiệu các phép dưỡng sinh để bảo vệ đời sống hạnh phúc của con người, nhưng rồi, vì những lý do này hay lý do nọ, suốt một thời gian dài bị bỏ dở dang, hay chưa có cơ hội để tiếp tục hoàn thành, góp phần xây dựng một đời sống hạnh phúc trong một xã hội lành mạnh. 

      Trong lúc đó – Giáo sư Tiến sĩ Vũ Đức Âu Vĩnh Hiền, Chủ tịch TỔNG HỘI THẾ GIỚI VÕ LÂM ĐẠO VIỆT NAM và vừa là một trong những thành viên sáng lập NHÓM BẰNG HỮU PHÁT HUY & BẢO TỒN VĂN HÓA VIỆT NAM HẢI NGOẠI, đã  âm thầm tiếp tục thực hiện, dù phải gặp khó khăn và gian nan không ít. Trong “Lời Nói Đầu” ông cảnh báo trước đà phát triển về kỹ thuật và khoa học hiện đại đã đưa xã hội đến một nền văn minh gần như cực đỉnh mà con người hầu như vẫn còn mơ hồ trong cuộc sống hằng ngày. Tất nhiên tác giả muốn nói sự phí phạm sức khỏe và đời sống hạnh phúc của con người, trong xã hội càng ngày càng bị đe dọa nặng nề. Giáo sư  Tiến sĩ Vũ Đức Âu Vĩnh Hiền cho đó là một tai họa đã, đang và sẽ liên tục diễn ra trong một thế giới xô bồ, hỗn loạn cả vật chất lẫn tinh thần – một thế giới bị đánh mất đi nếp sống đạo đức. Ông đã nói: “Ngoài ra, thế giới càng lúc càng nhiều phức tạp, và mạng sống con người vẫn luôn luôn bị đe dọa, bởi những sự việc tiêu cực như sợ hãi, lo âu, bất an, bạo lực, đau khổ và bệnh tật...”

       Và, quả thật, từ bao lâu nay bệnh tật xuất hiện lan tràn cùng khắp, hạnh phúc đã bị xâm phạm nặng nề... Tất cả những tai ương này xuất phát cũng từ nhiều lý do tệ trạng xã hội, biến con người từ hiền lương đến hung bạo. Loạn lạc sản sinh từ đó. Từ cái chỗ con người bỏ quên sức khỏe của mình ra khỏi tầm tay. Sức khỏe mất đi, thì hạnh phúc làm sao tồn tại được?!

     Nó phải đỗ vỡ. Khi mà “cái xã hội đồi trụy” đó bị đỗ vỡ thì các thành viên sẽ trở nên hung bạo. Và, nó trở thành một đạo quân hung hản. Trong quá khứ, có những thời kỳ mà thói hung bạo lại được xem là chân lý, là con đường được trải thảm nhung. Những kẻ bệnh hoạn đó ngang nhiên bước lên tấm thảm nhung đó như những vị anh hùng. Khi say men chiến thắng rồi thì “sức khỏe ” không nghĩa lý gì cả. Hạnh phúc ư?! Bạo lực đó.  Chính đó là hạnh phúc. Bác sĩ  Odile Dormoy cho rằng “đến một giai đoạn nào đó, mỗi cá nhân đều trông cậy vào thói hung hăng để tồn tại. Bởi họ không còn ai nữa. Họ mất tất cả: Sức Khỏe, Hạnh Phúc... Tâm hồn trở thành bệnh hoạn. Họ là những kẻ lang thang với tệ trạng trong xã hội:  “cảnh vui suốt sáng, trận cười thâu đêm”. Họ là những phạm nhân mà nguyên nhân lại chính là xã hội đã bỏ quên họ, đánh mất họ, bị số người giữ kín cái “tri thức” của mình cũng có, hoặc cũng có số người vì lý do nào đó đã quên họ, tùy theo môi trường và hoàn cảnh.  Thật là tai hại, nếu không kịp thời cảnh tỉnh con người bằng triết thuyết “Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại” thì chẳng khác nào đi trong con đường hầm đen tối, lại đánh mất đi ánh sáng của ngọn đuốc đưa đường. Vì vậy mà các nhà khoa học cho rằng những kẻ phạm tội đều có lý do vì đầu óc họ bị đánh mất cái tri thức nên trở thành ranh mãnh, thù hằn và thâm hiểm”.

     Tất cả các thói hư tật xấu không phải là một mầm mống di truyền, cũng không phải là cái gene hung bạo, mà nó chính là hậu quả của sự đánh mất sức khỏe, mà sức khỏe là nền tảng để xây dựng hạnh phúc.

     Triết thuyết dưỡng sinh bao hàm cho cả nam, phụ, lão, ấu. Nó không dành riêng cho một ai cả. Đối với trẻ em thì xem ra thói hung hăng của chúng thật cực kỳ tế nhị. Tất nhiên nó thật nguy hiểm. Như bác sĩ  tâm thần – Jacque Angelergues cho rằng đừng nghĩ  nó có thói xấu đối với lứa tuổi vừa mới đâm mầm đó. Thế có nghĩa là vị bác sĩ tâm thần này nói:” “thói hung hăng là một khái niệm thuần túy về đạo đức. Vì lẽ đó các nhà làm giáo dục cần thận trọng khi làm việc với chúng”. Theo ông, không nên cố dập tắt tức thời theo như ý mình về cái thói hung hăng “dễ ghét” của chúng, mà chỉ nên phân tán hoặc tìm cách chuyển hướng cho nó. Phép dưỡng sinh cũng vậy. Chúng đang nằm trong bóng tối lâu ngày, không thể nào cho chúng mở ngay mắt ra, việc làm này chỉ đưa cho chúng sự đui mù, tai hại, mà chỉ cần tuần tự với một thời gian ấn định. Sự hung hăng và táo bạo của chúng chỉ vì chúng đang tìm hiểu theo sự hiếu kỳ.  Sự đập nát các món đồ chơi của chúng, chỉ vì chúng muốn biết cái gì bên trong đó. Như vậy thì chúng đâu có thô bạo. Thỉnh thoảng chúng quăng cả chén dĩa làm bễ nát đi, đừng vội bảo chúng là hung dữ, mà chỉ vì chúng muốn nghe tiếng loảng choảng từ chén dĩa đó do đâu mà có. Các ông cha bà mẹ đừng vội la rầy nó, có thể vô tình đánh mất đi sức phát triển tự nhiên từ trong cơ thể theo từng giai đoạn trưởng thành của chúng.

     Giáo sư Tiến sĩ Vũ Đức Âu Vĩnh Hiền đã từng tâm sự, nói lên sự thôi thúc của nỗi lòng mình, làm thế nào để được hoàn thành tập sách Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại hầu góp phần xây dựng một xã hội Sống Khỏe Hạnh Phúc theo như triết thuyết Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại mà ông đã dày công góp nhặt biên khảo. Cám ơn Giáo sư Tiến sĩ Vũ Đức Âu Vĩnh Hiền đã cho đời một kho tàng vô giá.
     Trước khi dứt lời, chúng tôi xin được giới thiệu đến quí đồng hương hải ngoại sách " SỐNG KHOẺ HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại "  của tác giả Giáo Sư Tiến Sĩ Vũ Đức ÂU VĨNH HIỀN, N.D., để làm tài liệu tham khảo sức khoẻ, trong tủ sách gia đình của quí vị. Trân trọng kính chào trong tinh thần vui khoẻ giúp đời.

Monterey Park, Cali., Mùa Giáng Sinh, ngày 25-12-2008

Học Giả THINH QUANG, Nhà Văn Hóa Thầm Lặng.
-----------------------------------------------------------------


                 03-Đốc Sự Tiến Sĩ PHAN CÔNG TÂM, Ph.D.,

                    -Cựu Giám Đốc, Chương Trình Y-Tế Tỵ Nạn & Di Dân, 
                                 thuộc Bộ Y-Tế Công-Cộng, Tiểu Bang Wisconsin;

                               -Sáng Lập Viên, Hội Sức Khỏe Người Mỹ Gốc Việt
                             (Vietnamese American Health Care Association, Inc.), 
                                    do Cố Bác Sĩ Trần Minh Tùng, M.D., Chủ Tịch, 
                                           Nhiều Năm Lãnh Đạo Ban Chấp Hành.
                           Nhận Định & Giới Thiệu Tác Phẩm
       " SỐNG KHOẺ HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại "
       Của Tác Giả Dr. ÂU VĨNH HIỀN, N.D. / aKa: Giáo Sư Vũ Đức.

kính Thưa Quí Đồng Hương;
     Quyển sách “SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại” là một công trình nghiên cứu rất công phu, và cũng là một sự tổng hợp thực tiễn các quan niệm hiện đại về sức khỏe. Sự liên kết sức khỏe tinh thần cũng như phương cách sinh sống là một hướng nhìn rất bổ ích . Mặc dù quyển sách không đi sâu vào tâm mục y khoa, nhưng nó đã dung nạp các sự hiểu biết căn bản rất lợi ích cho mọi gia đình.
     Xin cám ơn Giáo Sư VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền đã chia sẻ quyển sách này với chúng tôi, và thành thật khen ngợi Giáo Sư VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền đã bỏ công sưu tầm, và hoàn thành quyển sách hữu dụng này.
     Trân trọng giới thiệu sách “SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại” đến mọi người Việt Nam trên thế giới, đ
ể làm tài liệu tham khảo trong việc trau dồi sức khoẻ./.
Kính Chào.

Madison, Wisconsin, Mùa Đông ngày15-12- 2008

Đốc Sự Tiến Sĩ PHAN CÔNG TÂM, Ph.D.

------------------------------------------------------------------------

              04-Giáo Sư Tiến Sĩ NGUYỄN THANH LIÊM, Ph. D.,
                   -Cựu Thứ Trưởng, Bộ Văn Hóa Giáo Dục & Thanh Niên VNCH;
                       -Chủ Tịch, Đức Tả Quân LÊ VĂN DUYỆT Foundation, inc.
                           -Chủ Biên, Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai-Cửu Long.

                               Nhận Định & Giới Thiệu Tác Phẩm
          " SỐNG KHOẺ HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại "
           Của Tác Giả Dr. ÂU VĨNH HIỀN, N.D. / aKa: Giáo Sư Vũ Đức.



Kính Thưa Quí Đồng Hương;
     Tôi được Giáo sư Tiến sĩ VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền đưa cho xem bản thảo quyển "SỐNG KHOẺ HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại" của ông. Nhìn qua Mục Lục tôi thấy vô cùng thích thú. Tôi bị lôi cuốn ngay bởi những tiểu tựa hấp dẫn của các phần trong mỗi chương khiến tôi phải đọc luôn một mạch qua hết sáu chương của quyển sách. Hai cảm nghĩ đặc biệt đến với tôi khi tôi buông sách xuống.
    -Cảm Nghĩ Trước Tiên Là Tiếc Rẻ.  Tại sao tôi không có được quyển sách như thế này hồi ba mươi năm trước?  Nếu tôi có được sách này hồi đó thì có thể tôi đã tránh được bệnh tiểu đường loại II (Diabetic Type 2), đã tránh được tình trạng cao máu (High Blood Pressure) và cao mở máu (High Cholesterol) đến độ “nguy hiểm nhiều” (High Risk) như hiện giờ, sau khi bị mổ tim (by pass) hồi 12 năm về trước. Tôi được bác sĩ gia đình cho biết là số lượng đường trong máu của tôi hơi cao, hồi đó tôi chỉ mới gần 50 tuổi. Bác sĩ khuyên tôi bớt ăn ngọt, nhưng tôi không được biết nhiều về các tính chất của đồ ăn, số lượng calories, fat, và carbohydrate nó như thế nào và ảnh hưởng ra sao cả đối với tình trạng bệnh tiểu đường, và cũng không biết gì về sự cần thiết phải exercise. Chỉ biết cử bớt ăn đường, giảm thiểu đồ ăn có chất đường thế thôi. Tới tuổi 55 tôi phải uống thuốc viên, lúc đầu với số lượng ít, nhưng về sau tăng dần. Không biết gì về dưỡng sinh, không biết phải ăn món gì, số lượng bao nhiêu cho thích hợp. Tôi cứ mập ra, sức nặng tăng dần. Rồi máu cao, mở cao, cái gì cũng cao. Năm 1995 đang đi làm, tôi bị đưa vào emergency. Tôi bị gởi đi mổ tim. Từ đó tôi mới bắt đầu đọc nhiều sách về ăn uống, về số lượng calories, về fat và carbohydrate, về tim , về relaxation, stress v v . . . Thật là tiếc đã không có quyển sách dưỡng sinh theo quan niệm hiện đại với những kiến thức khoa học tân tiến của Âu Vĩnh Hiền trước đó để đọc và tập luyện theo để sống khoẻ, và ngăn ngừa bệnh tật nhất là những chứng bệnh liên hệ tới tim mạch, tiểu đường loại II, áp huyết cao v v . . .mà nhiều người lớn tuổi thường mắc phải.

     2-Cảm Nghĩ Thứ Hai Là Thán Phục.  Âu Vĩnh Hiền là chổ quen biết, thường có cơ hội gặp nhau. Hiền là cựu học sinh Petrus Ký, xem như đàn em của tôi, thường tham dự những buổi hội họp thường niên của anh em Petrus Ký. Ai cũng biết Hiền có thiện chí, có tâm huyết, sống vị tha, nhưng ít ai biết được Hiền còn là người chịu khó học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, tiến xa trong ngành y khoa để giúp người, giúp đời. Không phải chỉ học để lấy văn bằng chuyên môn cao, để đi làm việc kiếm tiền làm giàu, mà còn bỏ công nghiên cứu, viết thành sách có ích lợi cho việc bảo vệ sức khoẻ, xây dựng đời sống hạnh phúc cho đồng bào Việt Nam ở mọi nơi. Nhất là khi Âu Vĩnh Hiền đem đến cho người đọc nhiều kiến thức mới mẻ, hiện đại trong quan niệm dưỡng sinh, ngừa bệnh và xây dựng hạnh phúc đời người. Từ Dưỡng Sinh Quan dẫn nhập (Chương Một) qua Dinh Dưỡng Ẩm Thực (Chương Hai), Vận Động Thân Thể (Chương Ba), Sức Khoẻ Tinh Thần (Chương Bốn), Hiểu Bệnh Để Ngừa Bệnh (Chương Năm), đến Hạnh Phúc Yếu Lược (Chương Sáu), tất cả đều quan trọng và có tính tất yếu cho tất cả những người Việt Nam nào muốn có sức khoẻ tốt đẹp, không bị bệnh hoạn, có đời sống hạnh phúc.

Kính Thưa Quí Đồng Hương;
     Với tôi sách “Sống Khoẻ Hạnh Phúc, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại” của Giáo Sư Tiến Sĩ VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền là một công trình rất đáng kể, rất có ích cho đời.
     Tôi trân trọng giới thiệu quyển sách này đến tất cả quí đồng hương người Việt, ở khắp mọi nơi trên thế giới, để làm tài liệu tham khảo trong việc bảo vệ sức khoẻ./.   
               Santa Ana, Orange County, California, USA. Ngày 27-11-2008

                     Giáo Sư Tiến Sĩ NGUYỄN THANH LIÊM, Ph. D.,

( -Xin Xem Tiếp Bài Viết: 05-08-
GIỚI THIỆU SÁCH: " SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC, Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại ". 4 Nhân Sĩ : 05-Mục Sư Tiến Sĩ LÊ HỮU ĐỨC; 06-Giáo Sư Tiến Sĩ NGUYỄN HỮU PHƯỚC & Phu Nhân GS. NGUYỄN  THỊ  TUYẾT-NGA; 07-Giáo Sư LƯU TRUNG KHẢO; 08-Nhà Văn Giáo Sư TRẦN PHONG VŨ; . . . ) ./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn