BỆNH CAO HUYẾT ÁP

14 Tháng Bảy 20166:51 CH(Xem: 20556)

 

 

BỆNH CAO HUYẾT ÁP

 

-Dr. VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D.

-Tiến Sĩ Dưỡng Sinh Hoa Kỳ,

Soạn Giả Sách  "SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC

                          Dưỡng Sinh Quan Hiện Đại "

(xuất bản 02/2009, & tái bản  08/2010)

 

1- KHÁI NIỆM VỀ HUYẾT ÁP:

    Quả tim có nhiệm vụ như một máy bơm nước, khiến cho máu lưu thông trong khắp chu thân con người. Huyết áp là độ ép của sự di chuyển máu, có tính tác động vào thành vách bên trong mạch máu cơ thể. Nói cách khác, huyết áp được xác định bởi số lượng máu bơm ép bởi quả tim, và kích thước cũng như điều kiện của những mạch máu chính (động mạch, arteries). Ngoài ra, một số yếu tố khác trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến huyết áp như: khối lượng nước hoặc muối chứa; điều kiện của hai quả thận, hệ thần kinh, những mạch máu, và mức độ của những kích thích tố khác nhau. Chúng ta muốn biết được huyết áp cao thấp như thế nào? Cách duy nhất, chúng ta cần phải dùng qua một dụng cụ đo huyết áp.

2- CÁCH THỨC ĐO HUYẾT ÁP:

     Việc đo huyết áp có tính chất nhanh, không đau, và dễ làm. Một dụng cụ giống như cổ tay áo giả (cuff) được bao trùm quanh cánh tay trên của bạn. Sau đó, cổ tay áo giả này được bơm phồng nở lớn lên với không khí, và nó sẽ được siết chặt hơn vào cánh tay bạn. Khi được xả hơi, cổ tay áo giả từ từ xẹp xuống, trong lúc đó, huyết áp được xác định bởi những con số trên dụng cụ ghi nhận giống như chiếc đồng hồ. Có hai nhóm số để đọc như sau:

-Thứ nhất, con số ở phần trên systolic chỉ sức ép của máu khi quả tim đập (systolic blood pressure).

-Thứ nhì, con số ở phần dưới diastolic chỉ sức ép của máu ở giữa khoảng cách những nhịp tim đập, hoặc sức ép của máu bên trong các mạch máu (diastolic blood pressure). Đơn vị căn bản của huyết áp được tính theo millimeters of mercury(mm Hg). Theo y khoa, có 3 tiêu chuẩn căn bản để xem huyết áp như sau:

     2.1-Huyết Áp Bình Thường (Normal Blood Pressure): Khi có “số trên systolic / số dưới diastolic” thấp hơn “120 / 80 mm Hg”.

     2.2-Huyết Áp Có Hướng Cao (Pre-Hypertension): Khi có “số trên systolic / số dưới diastolic” từ “120 / 80 mm Hg” đến “139 / 89 mm H g”.

     2.3-Huyết Áp Cao (Hypertension): Khi có “số trên systolic / số dưới diastolic” bắt đầu hoặc cao hơn  “140 / 90 mm Hg”.

3-HUYẾT ÁP CAO, (High Blood Pressure):

    Huyết áp luôn thay đổi, lên xuống nhiều lần trong ngày là việc bình thường. Tuy nhiên, nếu nó có khuynh hướng lên cao dần, bắt đầu từ số trên systolic / số dưới diastolic và cao hơn “140 / 90 mm Hg”, được gọi là “Huyết Áp Cao” (High Blood Pressure hay còn có tên là Hypertension). Huyết áp cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến những mạch máu (máu di chuyển nhiều hơn bình thường, thành vách bị hẹp lại vì dễ lắng đọng chất mỡ); tim (khó nhọc để bơm máu, và bắp thịt tim bị cứng và suy nhược); não, đôi mắt, và hai quả thận. Nó có thể đưa đến các chứng công tim (heart attack), chứng máu xâm hay đột quỵ (stroke),và những nguy hiểm khác.

     Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng khiến cho huyết áp gia tăng như: di truyền tính từ gia đình, môi trường sinh sống, thức ăn uống chứa nhiều muối, việc uống nhiều rượu, chứng suy yếu thận (kidney disorders), việc dùng thuốc trị bệnh, hoặc thuốc ngừa thai, cần sa ma túy, những thuốc hóa học khác, . . .

    3.1-Triệu Chứng: Theo y khoa, lý do chính xác gây nên chứng huyết áp cao vẫn còn là điều khó hiểu. Vì, huyết áp cao luôn không có những triệu chứng rõ ràng, trong khi nó đang tác hại cơ thể.

    Hầu hết người ta không biết, cho đến khi được y sĩ khám nghiệm vì lý do nào đó, hoặc được đo huyết áp qua nhiều lần; họ mới khám phá ra bị huyết áp cao.

    Vì vậy, huyết áp cao còn được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Huyết áp cao ác tính (malignant) là huyết áp gia tăng cao rất nhanh, được y khoa xem là tình trạng nguy hiểm, cho sức khỏe.

    Do đó, chúng ta phải lập tức đi thăm y sĩ, nếu nhận thấy có một trong những dấu hiệu ác tính sau đây: -Chóng mặt trằm trọng, mệt mỏi kiệt sức, bối rối nhầm lẫn, thị giác thay đổi, đau ngực, chứng ngưng tim, nước tiểu có máu, chảy máu mũi, nhịp tim đập bất thường, tiếng ồn ào trong tai. 

    3.2-Cách Điều Trị: Việc điều trị nhằm để hạ huyết áp  xuống, để giảm bớt các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đôi khi, thói quen sống khỏe đơn độc không đủ để hạ thấp huyết áp, mà còn cần thêm thuốc để giúp cho huyết áp ở mức an toàn.

    Nếu thế, chúng ta nên để y sĩ biết những loại thuốc nào chúng ta đang dùng, kể cả các loại vitamins, hay dược thảo,…Hơn nữa, chúng ta nên theo đúng những chỉ dẫn của y sĩ. Có nhiều loại thuốc trị huyết áp khác nhau. Thí dụ: Diuretics, Beta-Blockers, vasodilators,…

   -Diuretics có tính chất loại bỏ nước thặng dư, và một số khoáng chất nào đó có trong máu. Việc nầy làm giảm dung lượng máu đang chảy trong các mạch máu, và làm cho huyết áp được hạ thấp hơn.

   -Beta-Blockers có tính giữ việc bơm máu của tim được điều hòa. Việc nầy làm giảm bớt sức ép của máu vào các thành vách của mạch máu, và giữ cho huyết áp được giảm thấp xuống.

   -Vasodilators có tính làm thư giãn, nới lỏng các mạch máu. Việc nầy khiến cho máu chảy dễ dàng hơn, và làm cho huyết áp hạ thấp xuống.

    Ngoài ra, việc điều trị còn tùy thuộc vào mức độ cao của huyết áp, và tùy theo những điều kiện sức khỏe khác như các chứng bệnh tiểu đường, nội tạng bị suy yếu, hay một số bệnh chứng khác; đặc biệt là các chứng bệnh về tim.

    Nếu huyết áp có khuynh hướng cao, chúng ta nên thay đổi cách sống như: thân thể nên giảm cân, năng tập thể dục, tránh hút thuốc lá và uống rượu, ăn uống bớt chất béo, dùng nhiều rau cải trái cây, và ngũ cốc hơn, . 

    Nếu huyết áp cao mà không có những bệnh nguy hiểm khác, y sĩ sẽ khuyên chúng ta dùng thuốc hạ huyết áp, và thay đổi cách sống được tốt hơn.

    Nếu huyết áp cao và có một số bệnh nguy hiểm khác, chúng ta nên kết hợp dùng thuốc trị bệnh, và thay đổi cách sống, để giúp hạ huyết áp.

    3.3-Đề Phòng: 6 yếu tố cần thiết sau đây có thể đề phòng chứng huyết áp cao:

         -Nên giữ sức nặng thân thể ở mức trung bình.

         -Nên dùng ít muối. -Nên năng vận động thân thể.

         -Nên tránh dùng rượu. Nếu uống, nên giới hạn lượng rất nhỏ trong ngày.

         -Nên dùng khoảng 3,500mg Potassium có trong các thức ăn hàng ngày.

         -Nên dùng các thức ăn tươi tốt, không chứa hóa chất biến chế, kể cả thịt, cá, sản phẩm sửa không hoặc rất ít chất béo, và nên ăn nhiều rau cải, ngũ cốc, và trái cây.

         -Nên có chương trình ăn kiêng để chống huyết áp cao. Thường hướng nhiều về trái cây, rau cải, ngũ cốc, và các sản phẩm sửa có độ béo rất thấp./.

                          -Dr.VŨ ĐỨC Âu Vĩnh Hiền, N.D.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn